Phân biệt wifi mesh và roaming

Kính thưa các bạn, thời buổi công nghệ 4.0 rồi, ở đâu làm gì cũng nên cần có kết nối mạng internet ổn định và tin cậy. Và 2 công nghệ wifi mesh và roaming network hiện nay là tiên tiến nhất.

Trong bài viết này, tôi xin chia sẻ một số kiến thức thu thập được từ thực chiến triển khai hệ thống mạng wifi chuyên dụng. Để giúp các bạn so sánh Wifi mesh và Roaming, ưu nhược điểm của từng loại, và lựa chọn cái nào cho phù hợp.



Để bắt đầu, trước tiên chúng ta tìm hiểu từng loại

Wifi mesh là gì

  • Hệ thống WiFi mesh là bộ định tuyến router hoặc bộ phát sóng access point hoạt động chung với nhau để tạo thành một mạng WiFi dạng lưới.
  • Mạng mesh thường được sử dụng để mở rộng vùng phủ sóng cho các tòa nhà có diện tích rộng như biệt thự nhiều phòng, nhiều tầng.
  • Một mạng mesh phổ biến thường có từ 2 node wifi trở lên.
  • Hệ thống mesh thường đi kèm với khả năng thiết lập dễ dàng. Hầu như bạn chỉ cần thiết lập tại node chính, sau đó việc kết nối các node còn lại rất đơn giản, không cần phải chỉnh cài đặt của từng node và quản lý qua app trên điện thoại rất tiện lợi.
Mô hình triển khai Wifi Mesh

Ưu điểm của wifi mesh

  • Kết nối, thiết lập đơn giản cũng giúp cho người dùng mở rộng mạng của mình đơn giản bằng cách thêm một node khi cần, trong khi nếu sử dụng bộ mở rộng(repeater) thì sẽ phải thiết lập lại từ đầu.
  • Chuyển tiếp qua lại dễ dàng giữa các thiết bị. Trong một mạng mesh, các node được thiết kế để hoạt động như một mạng WiFi thống nhất, và việc chuyển tiếp khi di chuyển từ vùng phủ sóng của thiết bị này sang thiết bị khác (hand-off) rất nhanh. Như vậy nếu bạn có di chuyển trong khắp vùng phủ sóng thì kết nối cũng gần như không bị mất, giống như thể bạn chỉ kết nối vào đúng một mạng wifi duy nhất vậy.
  • Cần lưu ý là để có quá trình chuyển tiếp không gián đoạn, tất cả các thiết bị (bao gồm cả node và thiết bị của người dùng) cần hỗ trợ chuẩn IEEE 802.11r hoặc 802.11k. Hầu như mọi thiết bị mới ra mắt trong vòng 5 năm qua đều hỗ trợ các chuẩn này.
  • Một trong những lầm tưởng của người dùng là mạng mesh có thể mở rộng vùng phủ sóng và do vậy tốc độ kết nối Internet cũng sẽ như nhau ở mọi điểm. Khi bạn kết nối các thiết bị WiFi với nhau, dù là mạng mesh hay thiết bị mở rộng, thì bạn vẫn sẽ gặp trường hợp tín hiệu bị suy giảm.
  • Để giảm tình trạng mất tín hiệu, các nhà sản xuất đưa ra dòng sản phẩm cao cấp với 3 băng tần (tri-band) như Netgear Orbi , Linksys Velop ac3600. Bên cạnh 2 băng tần để kết nối với thiết bị như thông thường, các thiết bị này còn có riêng một băng tần để kết nối các hub với nhau, gọi là băng tần back-haul
  • Các node được đặt càng gần nhau thì tín hiệu càng mạnh, do đó tốc độ kết nối từ thiết bị của bạn sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên nếu đặt các node gần nhau thì vùng phủ sóng sẽ hẹp hơn, ngược lại nếu đặt xa thì vùng phủ sóng rộng nhưng tốc độ mạng lại chậm.

Tuy nhiên mesh cũng có nhược điểm

Tốc độ mạng ở các node thứ 2 trở đi sẽ bị tổn hao so với Node chính ban đầu.

Bạn có thể lựa chọn một số bộ mesh wifi cho gia đình như sau:

  • Tenda Nova MW3, MW6
  • Linksys Velop
  • Huawei CD20
  • TP-Link Deco M4,M5
  • Totolink T6…

Wifi Roaming là gì

Mô hình wifi roaming
  • Wi-Fi Roaming là quá trình xử lý, đảm bảo kết nối Wi-Fi của client khi di chuyển qua lại giữa vùng phủ sóng của các Access Point (AP) khác nhau. Khi bạn di chuyển từ vùng phủ sóng của AP này sang vùng phủ sóng của AP khác, kết nối sẽ được chuyển sang AP mới một cách tự động để không làm gián đoạn kết nối.
  • Cách đơn giản thường được sử dụng là chỉ cần AP có cùng SSID (cùng tên wifi), chế độ mã hóa, mật khẩu thì khi client di chuyển từ AP1 này sang AP2, Client sẽ tự động kết nối AP2.
  • Các dòng AP cao cấp Unifi , Grandstream ,… đều có tính năng (Fast Roaming) nhằm giúp client luôn được kết nối vào AP “gần” nhất và có chất lượng sóng tốt nhất.

Đặc điểm hệ thống wifi roaming

  • Tất cả AP đều được cấu hình cùng SSID / mã hóa / password (Channel có thể giống hoặc khác)
  • Tất cả AP phải cùng một lớp mạng LAN và có thể “nói chuyện” với nhau

Ưu điểm của Roaming

  • Tất cả các AP ( Accesspoint ) đều cắm dây LAN từ một nguồn cấp IP chính router /switch giống nhau nên tốc độ mạng sẽ không bị giảm khi roaming khu vực giữa các AP.
  • Tốc độ kết nối ở mỗi vùng AP hầu như không suy hao .

Nhược điểm của Roaming

Là chi phí. Chi phí đầu tư cho hệ thống và thiết bị AP có tính năng roaming thường cao.

Kết luận

Hệ thống wifi mesh và roaming giống nhau về cơ bản là tự động chuyển kết nối wifi của thiết bị (với 1 SSID và Password duy nhất) với thiết bị node / accesspoint gần nhất mà không cần phải nhập lại tên wifi và mật khẩu khi di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Tuy nhiên đối với mesh tốc độ mạng sẽ giảm theo số lượng node 1. node 2,…

Mesh dùng cho kết nối 1 node đầu cắm dây và các node sau là không dây (hoặc có thể có cắm dây) . Roaming thì mỗi AP (accesspoint) đều phải cắm dây LAN và cùng cấp IP bởi 1 router . Ở Roaming thì tốc độ mạng hầu như không suy hao.

Hi vọng qua bài viết này, phần nào giải đáp giúp các bạn đang phân vân lựa chọn đầu tư hệ thống wifi dân dụng, wifi quán cà phê, wifi hội trường, lớp tập huấn… có phương án hiệu quả

Sự khác nhau giữa mạng wifi mesh và roaming

Phân biệt wifi mesh và roaming

Link bài viết gốc: So sánh wifi mesh và roaming, chọn công nghệ nào năm 2021 (upforshare.com)

LifeSoft

Chuyển quản trị VPS server trên công nghệ LiteSpeed tại https://upforshare.com/

*

إرسال تعليق (0)
أحدث أقدم