Bạn sẽ tiêm Vắc Xin Covid-19 chứ? Có băn khoăn, đọc bài này

 Kính thưa quý vị. Theo công bố của cơ quan Nhà nước. Dự kiến đến cuối năm 2021, Việt Nam chúng ta sẽ có 110 triệu liều vắc xin Covid-19 để tiêm cho người dân. Trong khi đó, vắc xin Covid-19 của Việt Nam cũng dự kiến sẽ thử nghiệm thành công. Vậy, trước tình hình đó, liệu người dân đã sẵn sàng tiêm chủng hay chưa. Người dân còn băn khoăn điều gì hay không?

Bạn đã sẵn sàng tiêm Vắc xin Covid-19 chưa?

Trong bài viết này. Công ty Phần mềm Cuộc Sống xin phép tổng hợp lại một số quan điểm chính thống. Có dẫn nguồn kiến thức chuyên môn từ Chuyên gia dịch tễ học: Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quốc Thái – Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai.

Thạc sĩ Thái cho biết:

Trung bình một bệnh nhân mắc Covid-19 có thể lây truyền SARS-CoV-2 cho khoảng 2-4 người.
Vì vậy, với khoảng 60-75% người có miễn dịch trong cộng đồng, chúng ta có thể đẩy lùi và kiểm soát được Covid-19. Tỉ lệ 25-40% dân số còn lại sẽ hưởng lợi nhờ miễn dịch của người khác.

Vị bác sĩ này cũng khẳng định vắc xin là chìa khóa để chúng ta tiến đến đủ số lượng người trong quần thể có miễn dịch, qua đó khống chế, kiểm soát được dịch Covid-19.

Vac-xin-covid-19

Và đây là những câu trả lời chính thức cho băn khoăn của đại đa số người dân dưới góc độ chuyên môn từ chuyên gia.

https://www.vingle.net/posts/3779939

Có phải tiêm vắc xin là đưa virus SARS-CoV-2 vào người hay không?

Thực tế, tiêm vắc xin không phải tiêm virus vào người mà chỉ đưa 1 sản phẩm ARN, 1 mẫu virus loại khác vào trong cơ thể để sinh ra protein kích thích cơ thể sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2.

Có thể hiểu quá trình tiêm vaccine chính là quá trình diễn tập cho hệ miễn dịch của cơ thể chống lại sự tấn công của Virus.

Vắc xin ảnh hưởng xấu tới việc mang thai sau này không?

Rất nhiều người trẻ chưa mang thai lo sợ việc tiêm vắc xin sẽ ảnh hưởng tới việc có con trong tương lai, nhưng thạc sĩ Thái cho biết đến nay chưa có nghiên cứu nào nói vắc xin Covid-19 ảnh hưởng tới việc mang thai của người tiêm. Vì vậy, những người chưa sinh con, sắp sinh con hoàn toàn có thể tiêm bình thường.

Co phải Vắc xin phòng Covid-19 gây biến đổi gen?

Thạc sĩ Thái khẳng định hiện nay chưa có vắc xin nào gây biến đổi gen.

Tiêm vắc xin có bắt buộc không?

Tiêm vắc xin không phải là bắt buộc, nó là giải pháp tự nguyện, tự giác. Người dân được nghe giải thích về việc tiêm vắc xin và tự quyết định mình có tiêm không. Tiêm không bắt buộc nhưng thể hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng, góp phần phòng chống dịch bệnh.

Sau tiêm vắc xin xét nghiệm có sai lệch không?

Khi tiêm xong vắc xin Covid-19, việc xét nghiệm có âm tính hay dương tính sau tiêm đều không liên quan tới vắc xin.

Sau khi tiêm vắc xin Covid-19 thì có dễ mắc Covid-19 hơn không?

Quan niệm này xuất phát từ tin đồn có một giáo sư ở Ấn Độ đã tiêm 2 mũi vắc xin vẫn nhiễm Covid-19 và tử vong nên nhiều người né tránh vắc xin.

Bác sĩ Thái cho biết tiêm vắc xin đạt khả năng bảo vệ là 90% và 10% còn lại là lỗ hổng của bất cứ vắc xin nào. Đến nay chưa có vắc xin nào đạt hiệu quả 100 % sau tiêm. Vì vậy, dù bạn đã tiêm vắc xin Covid-19 vẫn cần tuân thủ các biện pháp phòng bệnh cơ bản.

Vì Vắc xin Covid-19 ‘đốt cháy giai đoạn’ nên có nhiều tác dụng phụ?

Đến nay, thạc sĩ Thái cho biết ông theo dõi quá trình tiêm vắc xin ở Việt Nam thì các tác dụng phụ không cao, tác dụng phụ nguy hiểm sau tiêm chưa có gì nhiều.

Tiêm vắc xin rất đắt đỏ phải không?

Thực tế hiện nay chưa có trường hợp nào tiêm vắc xin Covid-19 ở Việt Nam phải trả tiền. Phí trả để tiêm vắc xin vẫn là phí từ Ngân sách và các tổ chức, quỹ khác nhau.

Kết luận

Tiêm vắc xin là con đường ngắn nhất để vượt qua đại dịch Covid-19.

Ngoài 8 câu hỏi lớn nếu trên. Thạc sĩ Thái khuyến cáo những ai đã tiêm vắc xin cần nhớ rằng vắc xin chưa tạo miễn dịch ngay sau khi tiêm, các biện pháp bảo vệ khác như 5K vẫn cần phải thực hiện nghiêm ngặt.

Quý vị có thể xem qua cơ chế hoạt động của các loại vaccine Covid-19 phổ biến tại đây:

Vaccine Covid-19 hoạt động như thế nào? – VnExpress

Việt Nam sẽ mua 4 loại vaccine Covid-19, trong đó, AstraZeneca và Sputnik V hoạt động theo cơ chế vector, Moderna và Pfizer theo cơ chế mRNA. Mỗi loại thúc đẩy cơ thể ghi nhận và bảo vệ chúng ta trước virus gây bệnh Covid-19.

Chúc sức khỏe các bạn. #vudieuruatay Việt Nam cùng Thế giới chiến thắng Đại dịch

LifeSoft

Chuyển quản trị VPS server trên công nghệ LiteSpeed tại https://upforshare.com/

*

Đăng nhận xét (0)
Mới hơn Cũ hơn